JOURNEY TO THE SOUTH – HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG NAM

12.01.2021

Broken English below

(Ở đây tôi xin được phép gọi thành phố này bằng một cái tên thân thương năm xưa – Sài Gòn)

Trở lại Hà Nội với cái rét 10 độ, tôi chợt nhận ra tôi nhớ nắng Sài Gòn biết mấy, cái nóng chẳng quá gắt gỏng như hè tháng 7 của Hà Nội. Tôi đến với thành phố Sài Gòn (mà giờ đây người ta gọi là TP Hồ Chí Minh) đã được 1 năm 3 tháng, một khoảng thời gian chẳng ngắn cũng chẳng dài để có thể thực sự hiểu về một thành phố. Thì ra tôi vẫn chưa hiểu gì về nơi ấy. Nhưng giờ tôi muốn tìm tòi, muốn khám phá nơi đây, bằng một sự thôi thúc của bát mì gõ cạnh nhà. Tôi thắc mắc vì sao con người Sài Gòn cứ có một nguồn năng lượng kì lạ không biết xuất phát từ đâu, khiến cho họ có một niềm tin không ngừng nghỉ, về hiện tại, về tương lai. Nếu nét đẹp văn hóa của Hà Nội là sự cổ kính của một thành phố thủ đô ngàn năm lịch sử, thì nét đẹp văn hóa của Sài Gòn, có chăng, lại là nét đẹp của con người nơi đây, lối sống phóng khoáng, tự do của một thành phố ấm áp quanh năm.

Có lẽ vì vậy, nó đã thu hút những người gốc Bắc như tôi, cũng nhưng vô vàn những vùng đất khác, tìm đến thành phố này để trả lời được những câu hỏi mà chỉ khi bạn đặt chân đến đây, lắng nghe âm thanh của Sài Gòn mới có thể cảm nhận được. 

Bạn tôi bảo, muốn tìm hiểu về Sài Gòn, thì tôi nên tìm về những năm 54-75, khoảng thời gian mà như những người con vùng đất này vẫn hay nhớ tới như một ký ức khó quên, một hoài niệm đáng nhớ. Và thứ đầu tiên tôi tìm thấy, với cương vị một người làm nhạc, chắc chắn là bộ vinyl Saigon Supersound. Những mảnh kí ức vụn vặt, để rồi được ghép lại thành một bức tranh Saigon Supersound cũng giống như kí ức về những năm tháng này trong lòng mỗi người con của thành phố này. 

Đời sống âm nhạc – đời sống tinh thần của giới trẻ Sài Gòn những năm trước 75, mối liên hệ tới những đứa con của hiện tại:

Đứng trước nguy cơ của luồng văn hóa du nhập một cách ồ ạt và bất ngờ, giới trẻ Saigon không chỉ gìn giữ được bản chất nền âm nhạc nước nhà, mà còn đổi mới, sáng tạo bằng sự học hỏi đầy khéo léo của người Việt, để tạo ra một nền âm nhạc, mà cho đến ngày nay người ta vẫn gọi là “Golden Era – Thời đại Nhạc Vàng” của âm nhạc Việt. Hàng loạt những nghệ sĩ trẻ xuất hiện với đủ những màu sắc khác nhau từ Pop-rock, Soul, Twist, Agogo, Jazz, Blues…. Có thể kể đến như ban nhạc Phượng Hoàng, Mai Lệ Huyền, Hùng Cường, Lê Uyên Phương, Thanh Lan, Khánh Ly, Thái Thanh… Sự lên ngôi của những nhạc sĩ với cái tôi mạnh mẽ Tùng Giang, Nguyễn Ánh, Quốc Dũng, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lam Phương… Tại miền Nam, âm nhạc hình thành một thị trường sôi động với nhiều hãng băng đĩa lớn nhỏ. Các ca khúc được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, được trình diễn tại các vũ trường, phòng trà và các đại nhạc hội.

GHI CHÚ:
Dòng chảy ‘Nhạc vàng’ là xương sống để tạo nên một nền âm nhạc của nguyên khoảng thời gian 54-75
Trước 54, Cải lương, tân nhạc
Sau 54, ảnh hưởng của nhạc truyền thống từ phía Bắc, cụ thể là nhạc đỏ
Từ 58-61, quân đội Mỹ chính thức vào miền Nam, cùng với âm nhạc da màu, nhạc hippy (nhạc phản chiến – Trịnh Công Sơn)
Những lĩnh vực bao gồm: Thời trang, Hội họa, Lifestyle (festivals, clubs)
Phong trào phản chiến là một trong những phong trào nổi bật trong thời kỳ này
Buổi phục vụ văn nghệ cho quân đội Mỹ, những celeb nước ngoài đến VN 
Cộng đồng hải ngoại là cộng đồng chính duy trì this heritage từ sau năm 75 cho đến nay
Thánh Ca cũng không nằm ngoài câu chuyện âm nhạc này

Giai đoạn thập niên 70 có thể nói là thời hoàng kim của nhạc trẻ Sài Gòn, sau đó tạm lắng vì hoàn cảnh xã hội thay đổi, nhưng không phải vì thế mà nhạc trẻ Sài Gòn bị dừng lại.

Qua những nét thăng trầm của xã hội, chính những sáng tạo đầy trẻ trung mà nhạc trẻ Sài Gòn đã cống hiến những ca khúc đi vào lòng người mang đầy tính cao thượng, nêu cao nét đẹp cuộc sống, và làm phong phú cho đời sống tinh thần. Và đúng như ai đó từng nói “âm nhạc là triết học, là sứ giả của hòa bình và tình thương yêu”. Nhạc trẻ Sài Gòn đã làm được những điều như vậy.

Ảnh hưởng đến hiện tại:

Sự đa dạng thể loại vẫn còn tồn tại cho tới thời điểm hiện tại, tinh thần luôn sẵn sàng đón chào những dòng chảy văn hóa mới của giới trẻ Sài Gòn và tạo nên màu sắc âm nhạc mang đậm cá tính, đời sống người Sài Gòn.

Những gì còn tồn đọng lại nhiều nhất của khoảng thời gian này, đối với những đứa con của hiện tại, vượt qua tất cả những mảnh vỡ của lịch sử, văn hóa, hay kể cả những kí ức đau thương, vẫn luôn là tâm hồn luôn tươi mới, tự do và không ngừng thay đổi của tất cả những người sống trên mảnh đất này.

Có nên so sánh giữa 2 nền âm nhạc trước 75 và hiện tại hay không, theo tôi nghĩ mỗi giai đoạn có một nghĩa vụ, mục đích khác nhau cho tổng quan lịch sử âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc trước 75 là sự khởi đầu, nền tảng cho tất cả những dòng nhạc trẻ Việt Nam về sau. Và âm nhạc của Việt Nam hiện tại, là sự lột xác, đổi mới, để nâng tầm giá trị của âm nhạc Việt cùng dòng chảy âm nhạc quốc tế.

Ta đang ở ngưỡng cửa giữa quá khứ và tương lai – Hiện tại. Mọi kí ức, lịch sử, xen lẫn giữa sắc màu hiện tại, để hòa vào nhau, nương tựa vào nhau, tạo nên dòng chảy vượt ra khỏi mọi giới hạn về thời gian và không gian, ươm mầm cho những điều sắp tới. 

Tôi thư thả tha thứ cho thủa đã qua
Tôi thật thà thiết tha cho ngày mới ta
Chóng chánh chông chênh đời xa lạ
Hóa cánh hoa xanh màu tiếng ca.

[ENGLISH BELOW]

(Here I would like to call this city by a dear old name – Saigon)

Returning to Hanoi with a 10 degree cold, I suddenly realized how much I miss the Saigon sun, the heat is not too harsh like the summer of July in Hanoi. I’ve been coming to Saigon (now known as Ho Chi Minh City) for 1 year and 3 months, not a short or long time to really understand a city. It turned out that I still do not understand anything about that place. But now I want to explore and discover this place, with the urge of a bowl of noodles knocking next to the house. I wonder why the people of Saigon keep having a strange energy source that doesn’t know where to come from, making them have a constant belief, about the present, about the future. If the cultural beauty of Hanoi is the antiquity of a capital city of a thousand years of history, the cultural beauty of Saigon is, perhaps, the beauty of the people here, the liberal lifestyle, freedom of a warm city year round.

That could be the reason why it has attracted Northern people like me, and also countless other lands, to come to this city to answer questions that you can only figure out when you arrive, and listen to the sound. of Saigon.

My friend said, if I want to learn about Saigon, I should look back to the years 54-75, a time that as the people of this land still remember as an unforgettable memory, a memorable one. And the first thing I found, as a music maker, was definitely the Saigon Supersound vinyl set. Scraps of memories, then put together into a picture of Saigon Supersound, are like memories of these years in the hearts of every child of this city.

Music life – spiritual life of Saigon youth in the years before 75, relationship with children of the present.

Facing the risk of a massively and unexpectedly imported cultural flow, Saigon youth not only preserve the nature of the country’s music, but also innovate and create with skillful learning from people. Viet, to create a musical background, which to this day people still call “Golden Era” of Vietnamese music. A series of young artists appeared with all different colors from Pop-rock, Soul …. Can be mentioned as … The rise of musicians with strong ego …

NOTE:
The flow ‘Golden music’ is the backbone to create a musical background of the whole period 54-75
Before 54, Cai Luong, new music
After 54, the influence of traditional music from the North, namely red music
58-61, the US army officially entered the South, with black music, hippy music (anti-war music – Trinh Cong Son)
Fashion
Art
Lifestyle (festivals, clubs)
The anti-war movement
The service show for US military, foreign celebs coming to Vietnam
Overseas community is the main community that maintains this heritage from 75 until now
Christian Songs

Influencing the present: the variety of genres still exists until the present time, the spirit is always ready to welcome the new cultural flows of Saigon youth and create bold music colors. Saigon people’s life.

What remains most of this time, for the children of the present, transcends all fragments of history, culture, or even traumatic memories, is always the mind. The ever-changing, free and ever-changing souls of all who live on this land.

Should there be a comparison between the two music backgrounds before 75 and the present or not, in my opinion each period has a different obligation and purpose for the historical overview of Vietnamese music. Music before 75 is the beginning, the foundation for all the young Vietnamese music in the future. And the music of Vietnam at present, is the transformation, renewal, to enhance the value of Vietnamese music and international music flow.

I freely forgive the past
I honestly earnestly for new day new me
Dizzy of strangely different life
Blue flower petals singing our song.

,

One response to “JOURNEY TO THE SOUTH – HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG NAM”

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started